Bệnh cơ tim chưa biệt hóa: Nhân 1 trường hợp lâm sàng và tổng quan tài liệu

BS. Lê Kim Tuyến,
PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh

Tóm tắt: Bệnh cơ tim chưa biệt hóa (BCT/CBH) là 1 bệnh cơ tim bẩm sinh do "ngừng quá trình biệt hóa trong giai đọan phôi thai". Các đặc điểm trên siêu âm bao gồm: nhiều cơ bè, có những lỗ trống bên trong và thông thương với buồng thất. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến thất trái, dẫn đến rối lọan chức năng thất tâm thu và tâm trương và suy tim trên lâm sàng. Bệnh này lúc đầu được mô tả trên trẻ em, tuy nhiên các báo cáo gần đây cũng ghi nhận bệnh này ở người lớn. Hiện nay tần suất bệnh trong cộng đồng cũng chưa được xác định. Bản thân tác giả đã gặp 5 trường hợp bệnh cơ tim chưa biệt hóa ở trẻ em, xin được minh họa dưới đây 1 trường hợp bé trai 12 tháng tuổi với chẩn đóan ban đầu là: thông liên thất-tăng áp ĐMP; bệnh cơ tim chưa biệt hóa kèm theo được phát hiện sau khi bé được siêu âm hội chẩn.

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHOẢNG MỜ SAU GÁY VÀ BỆNH TIM BẨM SINH THAI NHI


Lê Kim Tuyến*, Phạm Nguyễn Vinh**, Châu Ngọc Hoa***
*Viện Tim TP HCM, ** Bệnh Viện Tim Tâm Đức ***Bộ Môn Nội, ĐHYD TP Hồ Chí
Minh (Liên hệ: Ths.Bs Lê Kim Tuyến, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó., ĐT:
0902865142).
TÓM TẮT:
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên hệ giữa tăng khoảng mờ sau gáy (KMSG) và
bệnh tim bẩm sinh (BTBS).
Cơ sở nghiên cứu : Tăng KMSG là dấu chỉ điểm trong tầm soát bất thường nhiễm sắc thể
(NST). Trong những trường hợp tăng KMSG, nhưng kết quả NST đồ bình thường, BTBS
là một trong những dị tật thường gặp. Chúng tôi nghiên cứu tìm mối liên hệ của tăng
KMSG và BTBS.
Phương pháp nghiên cứu : Mô tả hàng loạt ca, các thai phụ từ 16-40 tuần được gửi đến từ
các bệnh viện phụ sản, có KMSG lúc 11-14 tuần > 2,5mm.
Kết quả : Từ tháng 01/2008 đến 12/2011 có 219 thai phụ thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được
tiến hành siêu âm tim thai tại Viện Tim TP HCM. Tỷ lệ BTBS chiếm 17,8%, 37%, 45% và
50% khi KMSG tương ứng từ 2,5-3,4mm; 3,5-4,4mm; 4,5-5,4mm và > 5,5mm
Kết luận : Có mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng khoảng mờ sau gáy và bệnh tim bẩm sinh.
Khoảng mờ sau gáy càng tăng, nguy cơ mắc BTBS càng cao.
Từ khoá: khoảng mờ sau gáy, bệnh tim bẩm sinh, siêu âm tim thai

Khảo sát tần suất bệnh tim bẩm sinh thai nhi từ 05/2007-5/2010

BS. Lê Kim Tuyến*

PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh** PGS. TS. Châu Ngọc Hoa***

TÓM TẮT:

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ BTBS thai nhi ở trong cộng đồng dân thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở nghiên cứu : BTBS là dị tật hàng đầu gây tử vong sơ sinh, chưa có số liệu thống kê chính thức về BTBS tại Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu : Mô tả cắt ngang các thai phụ từ 16-28 tuần được gửi đến từ các bệnh viện phụ sản, sinh sống tại thành phố HCM.

Siêu âm tim thai trong chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước sinh

Th.S. BS  Lê Kim Tuyến* - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh**.

TÓM TẮT

Với sự tiến bộ của siêu âm doppler, việc chẩn đóan bệnh tim bẩm sinh trước sinh ngày càng phát triển. Chẩn đoán trước sinh giúp chúng ta không “bất ngờ” khi chăm sóc trẻ sau sanh, giúp điều trị trong bào thai hoặc đình chỉ thai sản. Các chỉ định chính của siêu âm tim thai bao gồm: tiền căn gia đình mắc bệnh tim bẩm sinh, bản thân người mẹ có nguy cơ cao mang thai mắc bệnh tim bẩm sinh và những dấu hiệu thai nhi mắc bệnh tim cao. BS sản khoa đóng vai trò quan trọng như tuyến đầu sàng lọc, phát hiện những dấu hiệu “nghi ngờ”, để gửi đến BS tim mạch.

Rối loạn nhịp trong bào thai


Th.S.BS. Lê Kim Tuyến*

PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh** PGS. TS Châu Ngọc Hoa***

TÓM TẮT:

Rối loạn nhịp chiếm khoảng 2% thai nhi, đa số trường hợp là lành tính. Phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn nhịp nhanh có thể cứu sống thai nhi. Rối loạn nhịp chậm vẫn còn là một thách thức lớn đối với Bác Sĩ tim mạch. Bài tổng quan này đề cập các kỹ thuật siêu âm tim thai ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp trong bào thai.

FETAL ARRYTHMIA

Arrythmia accounts for 2% in fetus, most cases are benign. Early detection and treatment of tachycardia can save the fetus. Bradycardia is still a big challenge for cardiologist. This reviews is focused on some fetal echocardiography techniques applied in diagnosis and treatment of arrythmia in fetus.

*Viện Tim TP HCM, ** Bệnh Viện Tim Tâm Đức ***Bộ Môn Nội, ĐHYD TP Hồ Chí Minh

Giờ khám bệnh

Thứ 2 - Thứ 6 : 17h -19h
Thứ 7 : 9-12h
Ngày lễ và chủ nhật : nghỉ
Nhận đăng ký khám qua điện thoại : 028 1081

 

Địa chỉ

  • 672/16 (số mới 676/40) Lê Quang Định, Phường 1, Gò Vấp, TPHCM
  • Xem Bản đồ

Follow Us